Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải cho nhà văn - nhà viết kịch người Na Uy "vì những vở kịch và áng văn giúp lên tiếng cho những điều không thể nói ra".
Sự hài hòa của yếu tố địa phương và nghệ thuật hiện đại
Jon Fosse sinh ngày 29.9.1959 ở Haugesund,ữngđiềukhôngthểnóanh hùng Na Uy. Vào năm 7 tuổi, một tai nạn cận tử xảy đến với ông, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến việc viết lách giai đoạn sau này. Ông từng theo học nghiên cứu so sánh ở Đại học Bergen (Na Uy).
Tác phẩm đầu tiên Raudt, svart(tạm dịch: Đỏ, đen) viết bằng tiếng Nynorsk, một trong hai ngôn ngữ tiêu chuẩn của Na Uy, ra mắt năm 1983. Hơn 10 năm sau, năm 1994, vở kịch đầu tiên Og aldri skal vi skiljast(tạm dịch: Và chúng ta không bao giờ rời xa) của ông cũng được trình diễn.
Chiến thắng này rất ý nghĩa vì giải Nobel tiếp tục thuộc về tác giả không nói tiếng Anh. Điều này thừa nhận nhiều hơn nữa tầm quan trọng của việc dịch thuật.
—Ruth Cruickshank (Phó giáo sư về Văn học và Văn hóa so sánh tại Đại học London, Anh)Kể từ đó, ông đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm được viết theo bộ, như MelancholiaI và II (tạm dịch: Nỗi sầuI và II) vào năm 1995, 1996. Ngoài ra, ông cũng sáng tác Trilogien(tạm dịch: Bộ ba) vào năm 2014, gồm 3 câu chuyện hợp thành.
Kể từ năm 2019, ông dành thời gian sáng tác bộ 3 cuốn sách gồm 7 phần, đặt tên chung là Septology(tạm dịch: Bộ bảy). Với cấu trúc chỉ được viết bằng một câu duy nhất, ông gọi cách mình sáng tạo là "văn xuôi chậm".
Bộ sách xoay quanh một họa sĩ tên là Asle, đau buồn khi vợ qua đời. Đêm trước Giáng sinh, Asle tìm thấy người đàn ông nọ, cũng là một họa sĩ và tên Asle, bất tỉnh trong một con hẻm ở Bergen và chết vì ngộ độc rượu. Ký ức từ đó chồng chéo lên nhau, với các giọng kể được nhân đôi và rồi dần dần trở thành một giọng duy nhất.
Tháng 4.2022, phần cuối của bộ sách này - A New Name: Septology VI-VIIđược Damion Searls dịch sang tiếng Anh, đã vào danh sách rút gọn cho giải Booker quốc tế.
Anders Olsson, Chủ tịch Ủy ban Văn học Nobel, cho rằng: "Fosse kết hợp một cách hài hòa các yếu tố địa phương cả về ngôn ngữ và địa lý, cùng các kỹ thuật của nghệ thuật hiện đại".
Ngoài mảng văn xuôi, Fosse cũng được đánh giá là một nhà viết kịch tài năng với hơn 40 tác phẩm. Nhân vật của ông thường không được định danh và có cái tên chung chung - người đàn ông, người phụ nữ, người mẹ, đứa con… nhưng cũng từ đó ông nắm bắt được một cách tinh tế những giằng xé trong mối quan hệ và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng.
Ngoài tiểu thuyết và kịch, Fosse cũng nổi tiếng ở các mảng truyện ngắn, thơ, sách cho thiếu nhi và tiểu luận. Tác phẩm của ông đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng. Trong văn nghiệp mình, ông từng đoạt nhiều giải thưởng văn chương danh giá, trong đó có giải thưởng của Viện Hàn lâm Thụy Điển dành cho tác giả khu vực Bắc Âu (2007), giải thưởng cho bộ môn kịch - Ibsen (2010), giải văn học châu Âu (2014)…
CHÚ Ý HƠN ĐẾN NHỮNG NỀN VĂN HỌC KHÔNG VIẾT BẰNG TIẾNG ANH
Ruth Cruickshank, phó giáo sư về Văn học và Văn hóa so sánh tại Đại học London (Anh), nhận định: "Chiến thắng này rất ý nghĩa vì giải Nobel tiếp tục thuộc về tác giả không nói tiếng Anh. Điều này thừa nhận nhiều hơn nữa tầm quan trọng của việc dịch thuật". Cô cũng nói rằng sự công nhận này sẽ là một tín hiệu tốt, góp phần thúc đẩy các nhà xuất bản quan tâm hơn nữa đến nền văn học không viết bằng tiếng Anh.
Tuy vậy, Adile Aslan, giáo sư Văn học Anh tại Đại học Georgetown, có quan điểm ngược lại. Ông cho rằng việc Ủy ban Nobel lựa chọn Jon Fosse - một người Bắc Âu, là thiếu đi tính toàn diện. Giáo sư Aslan nói: "Do áp lực chính trị, giải Nobel Văn chương những năm gần đây cố gắng mang tính toàn cầu, nhưng nó cần phải đa dạng hơn nữa trong cơ cấu giải thưởng, từ đó mang lại những thay đổi cho phần lớn dân số hiện nay".
Chia sẻ về chiến thắng này với hãng tin Reuters, Jon Fosse cho biết ông "choáng ngợp và có phần sợ hãi". Khi Mats Malm, thư ký thường trực của Viện Hàn lâm, gọi điện cho ông để thông báo tin mừng, Fosse cho biết mình đang lái xe về vùng nông thôn.
Nói với Reuters, ông cũng cho biết bản thân "coi đây là một giải thưởng dành cho nền văn chương, mà mục tiêu trước hết là các tác phẩm phải là văn học mà không có nghi ngại gì".
Chiến thắng năm nay của Jon Fosse không quá bất ngờ, khi trước đó ông cũng được cược với tỷ lệ cao 1 ăn 5 từ nhà cái Nicer Odds, chỉ sau Tàn Tuyết đến từ Trung Quốc.
Trước Jon Fosse, 3 tác giả người Na Uy khác cũng từng được nhận giải thưởng này là Bjornstjerne Bjornson (1903), Knut Hamsun (1920) và Sigrid Undset (1928). Trong đó, Knut Hamsun có nhiều tác phẩm đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, như Phúc lành của đất, Dưới ánh sao thu, Đói…